Canh tác hữu cơ là gì và lợi ích đối với môi trường?
Ở Việt Nam, trong bối cảnh nông nghiệp hoá, công nghiệp hoá phát triển mạnh mẽ, canh tác hữu cơ được coi là một giải pháp bền vững có tác dụng bảo vệ hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Hãy cùng tìm hiểu canh tác hữu cơ là gì và khám phá những tác động đối với môi trường của nông nghiệp hữu cơ cũng như những lợi ích mà nó mang lại.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Canh tác hữu cơ là gì
Canh tác hữu cơ là một phương pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ thường dựa vào hay sử dụng các quy trình tự nhiên thay vì sử dụng hoá chất. Những loại hoá chất gây hại như: thuốc trừ sâu hoá học, phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ hoá học, chất kích thích trong chăn nuôi,...sẽ không sử dụng trong phương pháp này, người nông dân sẽ chủ yếu dựa vào mùa vụ kết hợp với các chế phẩm, tận dụng những chất thải nông nghiệp để tái sử dụng. Canh tác hữu cơ thường tập trung vào việc tái tạo tài nguyên, duy trì đa dạng sinh học và thúc đẩy sự cân bằng sinh thái.
2. Các nguyên tắc chính của canh tác hữu cơ:
Tìm hiểu và đánh giá chất lượng đất
Để có thể lập ra kế hoạch canh tác hữu cơ hiệu quả, đất là thứ cần tìm hiểu và đánh giá kĩ càng nhất trước khi bắt đầu canh tác. Việc kiểm tra sẽ giúp người nông dân biết được tình trạng đất, độ pH, hàm lượng chất dinh dưỡng và các yếu tố khác, từ đó đưa ra phương pháp canh tác hợp lý.
Chọn giống cây và cách phân bố các loại rau
Sau khi đánh giá chất lượng đất, tiếp theo là phần hạt giống. Giống cây cần chọn lọc kĩ để phù hợp với loại đất và khí hậu từng vùng. Sau đó phân bổ các loại cây phù hợp với điều kiện đất đại và nhu cầu thị trường.
Sử dụng phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ được sử dụng trong mô hình canh tác hữu cơ
Phân bón hữu cơ là một trong những loại phân dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho cây trồng trong canh tác hữu cơ. Hợp chất hữu cơ thường được làm từ những nguyên liệu như phân người, phân động vật, rơm, lá cây, , rác thải sinh học,...Thay vì sử dụng phân bón hoá học, canh tác hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Kiểm soát côn trùng và sâu bệnh
Biện pháp canh tác hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu hay các hoá chất để kiểm soát côn trùng và sâu bệnh. Thay vào đó, người nông dân thường sử dụng các biện pháp như vi sinh vật bắt bằng thủ công, lắp đặt màn che để giảm thiểu tác động của côn trùng và sâu bệnh làm ảnh hưởng đến cây trồng.
3. Lợi ích tác động đến môi trường của canh tác hữu cơ
Những lợi ích tác động lên môi trường bởi mô hình canh tác hữu cơ
Giảm ô nhiễm đất và nước
Canh tác hữu cơ góp phần quan trọng vào việc giảm ô nhiễm môi trường. Trong nông nghiệp hữu cơ, việc không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm độc trong đất và nguồn nước. Hóa chất từ nông nghiệp công nghiệp thường gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa ở các dòng sông và hồ, nhưng canh tác hữu cơ giảm thiểu nguy cơ này một cách đáng kể.
Ngoài ra, canh tác bền vững cải thiện cấu trúc đất, tăng khả năng thẩm thấu nước và giảm xói mòn. Đây là lý do tại sao tác động môi trường của nông nghiệp hữu cơ lại rất tích cực đối với việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước sạch.
Bảo tồn đa dạng sinh học
Một trong những lợi ích lớn nhất của nông nghiệp hữu cơ là khả năng bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học. Canh tác hữu cơ không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho các loài động thực vật mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực của hóa chất lên hệ sinh thái.
Thông qua việc sử dụng các biện pháp như xen canh và trồng cây che phủ, canh tác bền vững hỗ trợ sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật và côn trùng có lợi. Điều này làm tăng khả năng chống chịu của hệ sinh thái trước các yếu tố bất lợi, đồng thời củng cố tác động môi trường của nông nghiệp hữu cơ.
Kết luận
Với khả năng giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì tài nguyên tự nhiên, canh tác hữu cơ là hướng đi không chỉ cần thiết mà còn bền vững cho tương lai. Nông nghiệp hữu cơ không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch mà còn mang lại những lợi ích to lớn về tác động môi trường của nông nghiệp hữu cơ. Việc đẩy mạnh canh tác bền vững là bước đi quan trọng để xây dựng một nền nông nghiệp xanh, bền vững và thân thiện với môi trường.